Mẫu
Mẫu ICH-02 (2015-2016)

 DANH SÁCH

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI

HẠN NỘP 31 THÁNG 3 NĂM 2015
ĐỂ CÓ THỂ GHI DANH NĂM 2016

 

Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ tại địa chỉ:
http://www.unesco.org/culture/ich/en/forms

Hồ sơ không đúng theo hướng dẫn và chưa hoàn thiện sẽ không được chấp nhận xem xét.

Khuyến khích các Quốc gia thành viên tham khảo bản tóm tắt để hoàn thiện hồ sơ cho Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trên cùng trang web.

A.      (Các) Quốc gia thành viên

Đối với những đề cử đa quốc gia, tên các Quốc gia thành viên phải được liệt kê theo thứ tự mà các Quốc gia đã thống nhất với nhau.

     

B.      Tên gọi của di sản

B.1. Tên gọi của di sản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

Đây là tên gọi chính thức của di sản và sẽ xuất hiện trên các ấn phẩm.

Không quá 200 ký tự

     

B.2. Tên của di sản bằng ngôn ngữ và chữ viết của cộng đồng địa phương liên quan, nếu có

Đây là tên gọi chính thức của di sản bằng tiếng địa phương tương ứng với tên chính thức bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (điểm B.1).

Không quá 200 ký tự

     

B.3. Các tên gọi khác của di sản, nếu có

Cùng với các tên gọi chính thức của di sản (điểm B.1), đề nghị nêu cả những tên gọi khác, nếu có.

     

C.     Tên gọi của các cộng đồng, nhóm người hoặc, trong một số trường hợp, các cá nhân có liên quan

Nhận diện rõ một hoặc một số cộng đồng, nhóm người hoặc, trong một số trường hợp, các cá nhân có liên quan với di sản được đề cử.

Không quá 150 từ

     

D.      Vị trí địa lý và phạm vi của di sản

Cung cấp thông tin về sự phân bố của di sản trong (các) khu vực lãnh thổ của (các) quốc gia đệ trình, nếu có thể, chỉ ra (những) nơi là trung tâm của di sản. Hồ sơ đề cử cần tập trung vào tình trạng của di sản nằm trong các khu vực thuộc lãnh thổ của các quốc gia đệ trình, trong khi thừa nhận sự tồn tại của di sản như vậy hay tương tự như vậy ở các khu vực kháckhông thuộc lãnh thổ của mình. Các quốc gia đệ trình không cần đề cập đến sức sống của di sản văn hóa phi vật thể đó mà không thuộc các khu vực lãnh thổ của quốc gia mình và cũng không cần mô tả những nỗ lực bảo vệ của các quốc gia khác.

Không quá 150 từ

     

E.    Người liên lạc để trao đổi thư từ

E.1. Người liên lạc chính thức

Cung cấp tên, địa chỉ và những thông tin liên lạc khác của một người chịu trách nhiệm về mọi liên lạc liên quan đến việc đề cử. Đối với các đề cử đa quốc gia, cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ của một người được các Quốc gia thành viên chỉ định như là người liên lạc chính đối với mọi lien lạc liên quan đến việc đề cử.

Danh hiệu (Bà/Ông…):

     

Họ:

     

Tên:

     

Cơ quan/Chức vụ:

     

Địa chỉ:

     

Điện thoại:

     

E-mail:

     

Thông tin liên quan khác:

     

E.2. Người liên lạc khác (chỉ đối với hồ sơ đa quốc gia)

Cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ dưới đây, mỗi quốc gia đệ trình một người, ngoài người liên lạc chính đã xác định ở trên.

     

1.       Nhận diện và xác định di sản

Đối với Tiêu chí R.1, các Quốc gia phải chứng minh được “di sản đề cử là di sản văn hoá phi vật thể như định nghĩa ở Điều 2 của Công ước”.

Đánh dấu vào một ô hoặc nhiều hơn để chỉ ra (các) loại hình của di sản văn hóa phi vật thể được đề cử theo cách phân loại ở Điều 2.2 của Công ước. Nếu đánh dấu vào ô “khác”, đề nghị ghi rõ (các) loại hình trong ngoặc đơn.

 các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu mà ngôn ngữ được coi là phương tiện chuyển tải của di sản văn hoá phi vật thể

 nghệ thuật trình diễn

 các thực hành xã hội, nghi lễ và sự kiện lễ hội

 tri thức và thực hành liên quan đến tự nhiên và vũ trụ

 nghề thủ công truyền thống

  khác (           )

Phần này  cần giải quyết tất cả những đặc trưng có ý nghĩa của di sản như nó đang tồn tại.

Ủy ban cần nhận được thông tin đầy đủ để xác định:

a.          Di sản đó thuộc “các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng - kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa liên quan”;

b.          “Các cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân, công nhận đó là một phần di sản văn hóa của họ”;

c.          Di sản đó được “trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, (và) được cộng đồng, nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ;

d.          Di sản đó tạo ra cho cộng đồng, nhóm người tham gia “ý thức về bản sắc và sự kế tục”; và

e.          Di sản đó không trái với “các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người cũng như các yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, nhóm người, cá nhân và về yêu cầu phát triển bền vững”.

Nên tránh những miêu tả quá kỹ về mặt kĩ thuật và các Quốc gia thành viên đệ trình cần phải lưu ý rằng phần này để giới thiệu di sản đến những người chưa có sự hiểu biết hay trải nghiệm trực tiếp về di sản. Các hồ sơ đề cử không cần nói quá chi tiết về lịch sử của di sản hay nguồn gốc cũng như tính cổ xưa của nó.

(i)      Mô tả ngắn gọn về di sản để giới thiệu với người đọc chưa bao giờ thấy hay có trải nghiệm về di sản này.

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

(ii)     Người nắm giữ và thực hành di sản là ai? Có người đóng vai trò cụ thể hay có trách nhiệm đặc biệt đến sự thực hành và trao truyền di sản không? Nếu có, họ là ai và trách nhiệm của họ là gì?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

(iii)    Tri thức và kỹ năng liên quan đến di sản được truyền lại như thế nào?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

(iv)    Di sản được đề cử hiện nay có ý nghĩa và chức năng văn hóa, xã hội nào đối với cộng đồng của nó?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

(v)     Có phần nào của di sản không tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người hay yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, nhóm người và cá nhân hoặc với sự phát triển bền vững không?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

2.      Sự đóng góp của di sản trong việc đảm bảo tầm nhìn, nhận thức và đối với việc khuyến khích đối thoại

Đối với Tiêu chí R.2, các Quốc gia thành viên phải chứng minh được rằng “Việc ghi danh di sản này sẽ góp phần đảm bảo tầm nhìn, nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và để thúc đẩy đối thoại, qua đó phản ánh tính đa dạng của văn hóa trên thế giới và chứng minh được sự sáng tạo của nhân loại”. Tiêu chí này sẽ chỉ được coi là đáp ứng yêu cầu  nếu hồ sơ đề cử chứng minh được sự ghi danh sẽ góp phần đảm bảo tầm nhìn, nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể nói chung chứ  không phải chỉ bản thân di sản được ghi danh, và còn thúc đẩy đối thoại, tôn trọng sự đa dạng của văn hóa.

(i)     Việc ghi danh di sản vào Danh sách Đại diện sẽ đóng góp như thế nào đến sự nhìn nhận của di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế?

Không dưới 100 từ hoặc trên 150 từ

     

(vi)       Việc ghi danh di sản khuyến khích đối thoại giữa các cộng đồng, nhóm người và cá nhân như thế nào?

Không dưới 100 từ hoặc trên 150 từ

     

(vii)      Việc ghi danh di sản có thể nâng cao sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại như thế nào?

Không dưới 100 từ hoặc trên 150 từ

     

3.       Các biện pháp bảo vệ

Đối với Tiêu chí R.3, các Quốc gia thành viên phải chứng minh được “các biện pháp bảo vệ đưa ra có khả năng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản”.

3.a.    Nỗ lực bảo vệ di sản trước đây và hiện tại

(i)      Tầm nhìn của di sản đang được cộng đồng, nhóm người hay trong một số trường hợp là các cá nhân có liên quan đảm bảo như thế nào? Có những sáng kiến nào trước đây và hiện nay họ thực hiện về mặt này?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

Đánh dấu một ô hay nhiều hơn một ô để xác định các biện pháp bảo vệ đã và đang thực hiện bởi các cộng đồng, nhóm người hay cá nhân có liên quan đến di sản:

          o truyền dạy, đặc biệt là qua giáo dục chính thức và không chính thức

          o nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu

          o bảo tồn, bảo vệ

          o phát huy, củng cố

o phục hồi

(ii)     Các Quốc gia thành viên có liên quan đã bảo vệ di sản như thế nào? Chỉ rõ những trở ngại bên trong và bên ngoài như nguồn lực hạn chế. Những nỗ lực trước đây và hiện nay về mặt này là gì?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

Đánh dấu một ô hay nhiều hơn một ô để xác định các biện pháp bảo vệ đã và đang thực hiện bởi (các) Quốc gia thành viên liên quan đến di sản:

          o truyền dạy, đặc biệt qua giáo dục chính thức và không chính thức

          o nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu

          o bảo tồn, bảo vệ

          o quảng bá, tôn vinh  

o phục hồi

3.b.    Đề xuất các biện pháp bảo vệ

Phần này phải xác định và miêu tả các biện pháp bảo vệ sẽ thực hiện, nhất là những biện pháp nhằm để bảo vệ và phát huy di sản. Cần miêu tả các biện pháp bảo vệ như  những cam kết cụ thể của các Quốc gia thành viên và cộng đồng chứ  không chỉ như những triển vọng và tiềm năng.

(i)       Biện pháp nào được đề xuất để giúp đảm bảo rằng sức sống của di sản không bị hủy hoại trong tương lai, nhất là vì một hệ quả không mong muốn của sự ghi danh, ảnh hưởng đến sự nhìn nhận và chú ý của công chúng?

Không dưới  500 từ hoặc trên 750 từ

     

(ii)      Các Quốc gia thành viên có liên quan hỗ trợ thực hiện các biện pháp bảo vệ đã đề xuất như thế nào?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

(iii)     Các cộng đồng, nhóm người hay cá nhân tham gia vào việc đề xuất các biện pháp bảo vệ thế nào và họ tham gia vào việc thực hiện như thế nào?

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

3.c.  (Các) cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc bảo vệ

Cung cấp tên, địa chỉ và thông tin liên lạc khác của (các) cơ quan có thẩm quyền, và trong một số trường hợp, tên và chức danh của (những) người liên lạc có trách nhiệm đối với việc quản lý và bảo vệ di sản ở địa phương.

Tên cơ quan:

     

Tên và chức danh của người liên lạc:

     

Địa chỉ:

     

Số điện thoại:

     

E-mail:

     

Thông tin liên quan khác:

     

4.       Sự tham gia và đồng thuận của cộng đồng trong quá trình đề cử

Đối với Tiêu chí R.4, các Quốc gia phải chứng minh được “di sản được đề cử có sự tham ra rộng rãi nhất của cộng đông, nhóm người hay trong một số trường hợp là cá nhân có liên quan với sự tự nguyện và đồng thuận với hiểu biết đầy đủ’’.

4.a.    Sự tham gia của cộng đồng, nhóm người, cá nhân liên quan trong quá trình để cử

Miêu tả cộng đồng, nhóm người hay trong một số trường hợp là cá nhân liên quan đã tham gia một cách tích cực vào việc chuẩn bị và hoàn thiện Hồ sơ đề cử ở tất cả các công đoạn như thế nào.

Khuyến khích Quốc gia thành viên chuẩn bị các hồ sơ đề cử với sự tham gia rộng rãi của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương và khu vực, các cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu, trung tâm thực hành chuyên môn và các cơ quan khác. Các Quốc gia thành viên lưu ý rằng các cộng đồng, nhóm người và trong một vài trường hợp là cá nhân mà di sản văn hóa phi vật thể của họ được xem xét là những người tham gia chủ yếu trong suốt quá trình chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đề cử, các đề xuất và yêu cầu, cũng như đề xuất kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ, được mời tư vấn các biện pháp sáng tạo để đảm bảo rằng sự tham gia rộng rãi nhất của họ ở mọi công đoạn như yêu cầu tại Điều 15 của Công ước.

Không dưới 300 từ hoặc trên 500 từ

     

4.b.    Sự tự nguyện, đồng thuận với hiểu biết đầy đủ về việc đề cử

Sự tự nguyện, đồng thuận với hiểu biết đầy đủ về việc đề cử di sản từ cộng đồng, nhóm người hay trong một số trường hợp là cá nhân liên quan có thể được thể hiện thông qua văn bản viết, băng ghi âm hoặc bằng các phương tiện khác theo đúng luật của Quốc gia thành viên và số lượng các cộng đồng, nhóm người liên quan tham gia là không hạn chế. Ủy ban hoan nghênh sự đa dạng trong hình thức thể hiện hoặc cách chứng minh về sự đồng thuận của cộng đồng hơn là làm theo những quy định có tính tiêu chuẩn hay đồng nhất. Cung cấp minh chứng về sự tự nguyện, đồng thuận với hiểu biết đầy đủ bằng một trong những ngôn ngữ làm việc của Ủy ban (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), cùng với bản bằng ngôn ngữ của cộng đồng liên quan, nếu các thành viên của cộng đồng này sử dụng ngôn ngữ khác, khon gphair tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Gửi kèm với mẫu đề cử những thông tin về sự đồng thuận đó và ghi dưới đây những tài liệu nào bạn cung cấp, được nhận như thế nào và theo các mẫu nào.

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

4.c.    Sự tôn trọng đối với các tập tục chi phối sự tiếp cận di sản

Sự tiếp cận đến những khía cạnh cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể hoặc đến những thông tin về nó đôi khi bị hạn chế do các tập tục chi phối và do cộng đồng quản lý, ví dụ, để duy trì những tri thức bí truyền. Nếu các tập tục đó còn tồn tại, hãy chứng minh sự ghi danh di sản và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ hoàn toàn tôn trọng những tập tục chi phối đến những phương diện cụ thể của di sản đó (xem Điều 13 của Công ước). Mô tả các biện pháp cụ thể cần có để đảm bảo sự tôn trọng này.

Nếu những tập tục đó không còn, xin trình bầy rõ là không có các tập tục chi phối sự tiếp cận di sản trong ít nhất 50 từ.

Không dưới 50 từ hoặc trên 250 từ

     


4.d. (Các) tổ chức hoặc đại diện cộng đồng liên quan

Cung cấp thông tin liên lạc chi tiết của từng tổ chức hoặc đại diện cộng đồng, hoặc tổ chức phi chính phủ khác liên quan đến di sản như các hội, tổ chức, câu lạc bộ, phường hội, ban điều hành, v.v …

a.      Tên tổ chức hoặc đại diện

b.      Họ tên và chức danh của người liên lạc

c.      Địa chỉ

d.      Điện thoại

e.      E-mail

f.       Thông tin liên quan khác

     

5.       Đưa di sản vào danh mục kiểm kê

Đối với Tiêu chí R.5, các Quốc gia phải chứng minh được “di sản này được đưa vào danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể hiện có tại (các) lãnh thổ của (các) Quốc gia thành viên như quy định tại Điều 11 và 12 của Công ước”.

a.      Cho biết dưới đây:

-      di sản được đưa vào danh mục kiểm kê khi nào, phải có trong danh mục trước khi trình hồ sơ đề cử đến Ban Thư ký (31 tháng 3),

-      việc tham khảo nó,

-      danh mục kiểm kê mà di sản đã được đưa vào,

-      cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm duy trì danh mục kiểm kê đó,

-      danh mục kiểm kê đó được xây dựng như thế nào ‘với sự tham gia của cộng đồng, nhóm người và các tổ chức phi chính phủ liên quan’ (Điều 11(b) của Công ước),

-      danh mục kiểm kê đó được cập nhật thường xuyên như thế nào (Điều 12 của Công ước).

b.      Phải cung cấp tài liệu minh chứng trong một bản phụ lục chứng minh rằng di sản đề cử được kiểm kê trong (các) lãnh thổ của (các) Quốc gia thành viên như quy định tại Điều 11 và 12 của Công ước; minh chứng này cần có trích xuất (các) danh mục kiểm kê liên quan bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, cùng với bản bằng ngôn ngữ địa phương, nếu khác. Ví dụ, trích xuất này phải là bản ghi danh mục kiểm kê hoặc tập hồ sơ đối với di sản được đề cử, gồm sự miêu tả, địa điểm, (các) cộng đồng, sức sống, v.v... Có thể bổ sung để tham khảo bằng địa chỉ liên kết, qua đó có thể truy cập danh mục kiểm kê đó, nhưng chỉ địa chỉ liên kết thôi là không đủ.

Việc đưa di sản được đề cử vào một danh mục kiểm kê không mang hàm ý hoặc đòi hỏi (các) danh mục kiểm kê này phải được hoàn tất trước khi đề cử. Đúng hơn là, một Quốc gia thành viên đề cử di sản có thể đang trong quá trình thực hiện hoặc cập nhật một hay nhiều danh mục kiểm kê, nhưng đã kịp thời đưa di sản được đề cử vào một danh mục đang được xây dựng.

Không dưới 150 từ hoặc trên 250 từ

     

6.    Tư liệu

6.a.  Tư liệu bắt buộc

Tư liệu liệt kê dưới đây là bắt buộc và sẽ được sử dụng trong quá trình thẩm định và đánh giá hồ sơ đề cử. Ảnh và phim cũng rất hữu ích cho các hoạt động quảng bá nếu di sản được ghi danh. Đánh dấu vào những ô dưới đây để khẳng định các tài liệu liên quan được kèm theo Hồ sơ đề cử và những tài liệu này đã được thực hiện theo hướng dẫn. Tư liệu bổ trợ ngoài những thứ xác định dưới đây sẽ không được chấp nhận và không trả lại.

     tư liệu minh chứng về sự đồng thuận của cộng đồng, có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nếu ngôn ngữ của cộng đồng liên quan không phải là tiếng Anh hay tiếng Pháp

     tư liệu minh chứng chứng minh rằng di sản được đề cử hiện đã đưa vào danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trong (các) lãnh thổ của (các) Quốc gia thành viên đệ trình, như định nghĩa ở Điều 11 và 12 của Công ước; minh chứng này phải gồm trích xuất liên quan (các) danh mục kiểm kê bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, cùng với bản bằng ngôn ngữ địa phương, nếu khác.

     10 bức ảnh chụp gần đây với độ nét cao

     bản chuyển nhượng quyền sử dụng những bức ảnh này (Mẫu ICH-07-ảnh)

     phim đã được biên tập (từ 5 đến 10 phút), phụ đề là một trong những ngôn ngữ làm việc của Ủy ban (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) nếu ngôn ngữ đã dùng không phải là tiếng Anh hay tiếng Pháp

     bản chuyển nhượng quyền sử dụng phim (Mẫu ICH-07-phim)

6.b. Các tài liệu tham khảo chính đã xuất bản (không bắt buộc)

Các Quốc gia đệ trình có thể lập một danh mục, sử dụng hình thức (format) thư mục chuẩn, các tài liệu tham khảo chính đã xuất bản để cung cấp thông tin bổ sung về di sản như là sách, bài báo, tài liệu nghe nhìn hay website. Các công trình xuất bản này không gửi kèm theo Hồ sơ đề cử.

Không quá một trang chuẩn

     

7.    (Các) chữ ký đại diện cho (các) Quốc gia thành viên

Hồ sơ đề cử phải kết thúc bằng chữ ký của vị quan chức được trao quyền hợp pháp thay mặt cho Quốc gia thành viên ký, ghi rõ họ tên, chức danh người ký và ngày tháng đệ trình.

Trong trường hợp các đề cử đa quốc gia, tài liệu phải có tên, chức danh và chữ ký của một người đại diện cho từng Quốc gia thành viên đệ trình Hồ sơ đề cử.

Họ tên:

     

Chức danh:

     

Ngày tháng:

     

Chữ ký:

     

(Các) họ tên, chức danh và chữ ký của (các) đại diện  (Chỉ dành cho các hồ sơ đề cử đa quốc gia)

     

 

© 2013 Bản quyền thuộc về Cục Di sản văn hóa. ® Thiết kế bởi VNIT
Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Website: http://dsvh.gov.vn * Tel: (84-4) 39447540 * Fax: (84-4) 39439929 * Email: Liên hệ